top of page

Lạm phát và bất động sản có mối quan hệ như thế nào?

Updated: Aug 22, 2022

Lạm phát và bất động sản có mối quan hệ như thế nào? Lạm phát và bất động sản có “di chuyển” cùng hướng với nhau? Nhà đất có thật sự tăng giá khi lạm phát?

Trong bối cảnh lạm phát ngày càng tăng cao khi giá gas, thép, xăng dầu,… đồng loạt tăng mạnh và chưa có dấu hiệu dừng lại. Giá vàng trong nước cũng liên tục có sự biến động mạnh. Chuyên gia nhận định giá bất động sản sẽ có biến động mạnh, lạm phát và bất động sản “di chuyển” cùng hướng với nhau. Nhưng các nhà đầu tư cũng cần cân nhắc thật kỹ, bởi vì thời điểm lạm phát cao có thể phá hủy hoặc làm giàu các khoản đầu tư bất động sản của bạn.

Lạm phát tác động đến giá bất động sản

Một phân tích của Savills World Research đã chỉ ra, nếu lạm phát xảy ra do tăng trưởng kinh tế (lạm phát cầu kéo), nhu cầu bất động sản sẽ được đẩy lên và giúp làm tăng giá trị của bất động sản. Tuy nhiên, nếu lạm phát được hình thành bởi các chi phí như nguyên vật liệu, chi phí lao động tăng (lạm phát chi phí đẩy) sẽ dẫn đến hạn chế nguồn cung bất động sản. Lạm phát do chi phí đẩy cũng khó dự đoán, thường do các biến cố không lường trước được như về môi trường, địa chính trị…

Lạm phát tác động đến giá bất động sản

Tích cực:

Về mặt tích cực, mối quan hệ giữa lạm phát và bất động sản khá khắn khít nhau. Thời kỳ lạm phát cao có thể khiến giá bất động sản cho thuê tăng. Bởi vì rất khó để có được một khoản thế chấp trong giai đoạn lạm phát, do đó dẫn đến giá thế chấp cao, cũng đồng nghĩa với việc người mua có sức mua kém hơn, nên nhiều người tiếp tục thuê. Mà nhu cầu về nhà ở luôn luôn tồn tại, ai cũng luôn cần một chỗ ở bất kể đồng tiền họ có giá trị bao nhiêu. Vì vậy giá nhà ở có xu hướng tăng trong nền kinh tế lạm phát.

Trong hai năm kinh tế khó khăn vì dịch bệnh Covid-19, thì giá bất động sản vẫn leo thang. Nên năm nay, lạm phát tăng càng đẩy giá tài sản lên cao theo hướng bất lợi cho thị trường. Thêm nữa, lạm phát sẽ khiến nhiều người có tiền nhàn rỗi tranh thủ tìm kiếm kênh trú ẩn an toàn, trong đó có bất động sản.

Tiêu cực:

Lạm phát vẫn tồn tại những tiêu cực tiềm ẩn đối với một nhà đầu tư bất động sản, đó chính là chi phí vay nợ tăng lên. Lạm phát cao sẽ dẫn đến lãi suất ngân hàng tăng cao, để đảm bảo ngân hàng không lỗ, họ sẽ tính lãi suất cao hơn và cho vay ít hơn. Các nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính (vay vốn đầu tư bất động sản) sẽ phải đắn đo, thận trọng hơn.

Ngoài ra, lạm phát khiến giá thép tăng, xây dựng mới có thể là một khoản đầu tư rất khó khăn trong thời kỳ lạm phát do tăng chi phí vật liệu xây dựng.

Và khi túi tiền eo hẹp, việc đi du lịch thường bị cắt giảm ngân sách khá nhanh. Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Thêm nữa, nếu lạm phát cao đột biến có thể dẫn đến bong bóng bất động sản, làm nhiễu loạn thị trường.

Đầu tư vào bất động sản trong nền kinh tế lạm phát

Lạm phát có thể tác động tích cực và tiêu cực đến đầu tư bất động sản tùy thuộc vào loại hình đầu tư, thị trường, vị trí của bất động sản đó và nhiều yếu tố khác. Nhưng nói chung, các khoản đầu tư bất động sản vẫn đem lại lợi nhuận tốt hơn những khoản đầu tư khác trong nền kinh tế lạm phát cao. Và việc có sẵn vốn để có thể nắm bắt cơ hội khi nó xuất hiện sẽ rất quan trọng.

Bất động sản từ lâu đã trở thành sân chơi của những người giàu có. Đây cũng là khoản đầu tư có hiệu suất tốt nhất trong lịch sử hiện đại. Vào thời điểm lạm phát cao, bạn có thể thực sự xây dựng sự giàu có thông qua bất động sản với một phần nhỏ chi phí so với trước đây, có nghĩa là những lợi thế không công bằng kể trên dành cho những cá nhân như bạn.

Mối quan hệ giữa lạm phát và bất động sản

Bất động sản là nơi bảo vệ nhà đầu tư trước lạm phát

Mặc dù bất động sản có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi lạm phát, nhưng bất động sản cũng có thể bảo vệ nhà đầu tư khỏi những tác động của lạm phát.

Thứ nhất, giá nhà luôn tăng lên theo thời gian, có nghĩa là nhà đầu tư đang giảm khoản vay so với giá trị của khoản nợ của mình, đồng thời tăng vốn chủ sở hữu. Mặc dù các khoản thanh toán thế chấp theo lãi suất cố định sẽ không thay đổi.

Thứ hai, với nhà đầu tư tìm kiếm dòng tiền ổn định từ phân khúc cho thuê, nhà đầu tư có thể điều chỉnh tiền thuê nhà cao hơn khi lạm phát tăng.

Cuối cùng, giá bất động sản có xu hướng tăng đều đặn theo thời gian. Minh chứng trong quá khứ, những ngôi nhà chạm đáy trong thời kỳ bong bóng bất động sản bùng nổ năm 2008 đã trở lại mức giá trước khi sụp đổ trong vòng chưa đầy 10 năm.

Mối quan hệ giữa lạm phát và bất động sản có thể đi theo cả hai hướng. Trong giai đoạn lạm phát, bất động sản sẽ là kênh trú ẩn an toàn cho nhà đầu tư có dòng tiền nhàn rỗi và không dành cho nhà đầu tư lướt sóng. Và nếu bạn đang sở hữu một bất động sản, đó có thể là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ bạn trước chính lạm phát.

  1. Trụ sở: Số 733 Nguyễn Duy Trinh, P. Phú Hữu, TP Thủ Đức, TP.HCM

  2. Hotline: 0903 88 91 92

Tham khảo bài viết:

1 view0 comments
bottom of page