5 tuyến cao tốc kết nối sân bay quốc tế Long Thành cùng những yếu tố về du lịch, công nghiệp khiến bất động sản Đồng Nai trở thành tâm điểm đầu tư. Theo chuyên gia, Đồng Nai sẽ sớm trở thành điểm đến cho các “ông lớn” ngành bất động sản tìm tới.
Lợi thế 5 tuyến cao tốc khiến bất động sản Đồng Nai “bùng nổ”
Cao tốc Long Thành – Dầu Giây
Tuyến Cao tốc Long Thành – Dầu Giây huyết mạch dài 55km quy mô 4 làn xe, giúp kết nối TPHCM với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Dự án cao tốc được cho lưu thông vào khoảng 6 năm trước với tổng mức đầu tư lên đến hơn 20.600 tỷ đồng. Giúp rút ngắn thời gian đi lại, giao thương giữa các khu vực và đem lại lợi ích kinh tế lớn trong vùng.
Mỗi ngày đêm có khoảng từ 42 đến 45.000 lượt phương tiện lưu thông qua cao tốc, lượng phương tiện lưu thông tăng nhanh, tình trạng kẹt xe thường xuyên xảy ra. Với tình trạng trạng quá tải giao thông của tuyến cao tốc Long Thành – Dầu Giây, Bộ Giao thông Vận tải đồng ý mở rộng 24km lên 8 làn xe vào năm 2025 với tổng mức đầu tư hơn 9800 tỷ đồng từ nút giao An Phú, quận 2 đến huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai). Chủ trương mở rộng lên 10 làn xe sau năm 2040. Riêng 31km còn lại từ Long Thành đến Dầu Giây vẫn giữ nguyên 4 làn xe.
Cao tốc Bến Lức – Long Thành
Tuyến cao tốc được khởi công xây dựng vào giữa năm 2014, có điểm đầu là nút giao với cao tốc TPHCM – Trung Lương và điểm cuối là nút giao với đường cao tốc Biên hòa – Vũng Tàu.
Cao tốc Bến Lức – Long Thành có độ dài 47km theo chuẩn đường cao tốc loại A với 4 làn xe lưu thông và 2 làn xe dừng khẩn cấp, có vận tốc thiết kế là 100km/h. Dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2023.
Sau khi hoàn thành, cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ giúp kết nối giao thông thuận lợi, tạo điều kiện kết nối giao thương giữa các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
Tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được phê duyệt quy hoạch năm 2016 có tổng chiều dài 69km và tổng kinh phí khoảng gần 23.700 tỷ đồng. Gồm gần 60 km từ Biên Hòa đến Vũng Vằn và 9 km đường nhánh nối vào cảng Cái Mép – Thị Vải.
Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được thiết kế tiêu chuẩn cao tốc loại A từ 4 đến 6 làn xe, tốc độ 100 đến 200 km/h chạy song song với tuyến quốc lộ 51. Được chia làm 4 phân đoạn:
Đoạn Biên Hòa- Long Thành: 4 làn xe
Đoạn Long Thành- Tân Hiệp: 6 làn xe
Đoạn Tân Hiệp- Phú Mỹ: 4 làn xe
Đoạn Phú Mỹ- nút giao Quốc lộ 56: 4 làn xe
Dự kiến, việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, thi công xây dựng được triển khai trong giai đoạn 2021-2025. Sau khi đi vào hoạt động, tuyến cao tốc sẽ làm giải tỏa áp lực cho quốc lộ 51, rút ngắn thời gian di chuyển từ Biên Hòa đến Vũng Tàu.
Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết
Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết có chiều dài 99km với quy mô 6 làn xe, vận tốc 120km/h và tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng. Điểm đầu cao tốc tại đoạn nối từ QL1A đi Mỹ Thạnh đến điểm cuối nối với cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây.
Dự án được khởi công vào 9/2020 và dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác vào cuối năm 2022. Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết sẽ tạo động lực thúc đẩy kinh tế – xã hội với trục cao tốc Bắc Nam. Hứa hạn thu hút đầu tư và góp phần khai thác tối đa tiềm năng du lịch biển Nam Trung Bộ và khu vực kinh tế phía Nam.
Cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt
Cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt là tuyến đường cao tốc Liên Khương- Đà Lạt, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, dài hơn 200km thiết kế 4 làn xe tốc độ từ 80 đến 100 km/h.
Khi toàn tuyến cao tốc hoàn thành, giao thông kết nối miền Đông Nam Bộ với Tây Nguyên trở nên thuận lợi hơn, giảm tải cho QL20, rút ngắn thời gian đi lại giữa hai khu vực. Dự án dự kiến khởi công trong quý III năm 2022 và hoàn thành năm 2025.
Sân bay quốc tế Long Thành – Lợi thế thu hút đầu tư của tỉnh Đồng Nai.
Đầu năm 2021, dự án trọng điểm Quốc gia Cảng hàng không Quốc tế Long Thành đã chính thức đi vào khởi công. Giai đoạn 1 có tổng diện tích bàn giao lên đến 1.810 ha. Theo các chuyên gia, tiến độ thi công của sân bay Long Thành chắc chắn sẽ đẩy mạnh, nguyên nhân của việc này là do tình trạng quá tải của Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất.
Khi hoàn thành, Long Thành sẽ trở thành cảng hàng không Quốc tế tầm cỡ trong khu vực, phục vụ chiến lược phát triển dài hạn của ngành vận tải hàng không Việt Nam. Sự hình thành sân bay chính là sự thúc đẩy mạnh mẽ với ngành du lịch Đồng Nai và kể cả bất động sản Đồng Nai. Du khách trong nước cũng như quốc tế có thể bay thẳng tới Đồng Nai thay vì di chuyển đường bộ, dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tại đây cũng vì thế mà phát triển hơn bao giờ hết.
Theo giới chuyên môn đánh giá, đây là cơ hội để các vùng lân cận trong bán kính 30km đổ lại trở thành nơi tập trung các dự án bất động sản nhà ở và nghỉ dưỡng lớn, các khu công nghiệp, kho vận để phục vụ cho nhu cầu của sân bay. Trong tương lai bất động sản Đồng Nai sẽ có những bức phá và phát triển vượt bậc.
Hàng loạt các ông lớn bất động sản “đổ tiền” vào bất động sản Đồng Nai
Với các yếu tố như 5 tuyến cao tốc kết nối sân bay quốc tế Long Thành, du lịch, công nghiệp khiến bất động sản Đồng Nai trở thành tâm điểm đầu tư, thu hút nhiều “ông lớn” trong ngành bất động sản.
Hàng loạt “ông lớn” bất động sản trong và ngoài nước đang triển khai dự án tại đây, như dự án Aqua City 1000ha của Novaland; Khu đô thị Gem Sky World Long Thành 92ha của tập đoàn Đất Xanh; Dự án Biên Hòa New City ngay sân golf Long Thành của tập đoàn Hưng Thịnh; Khu đô thị Swan City 464 hecta của Swan City; Dự án Century City 49,8 hecta của Kim Oanh group; Dự án Waterfront City 192 hecta của Nam Long, Tiến Lộc Garden 19,02ha là khu đô thị đẳng cấp của Tập Đoàn Tiến Lộc,…
Thông tin liên lạc:
Trụ sở: Số 733 Nguyễn Duy Trinh, P. Phú Hữu, TP Thủ Đức, TP.HCM
Hotline: 0903 88 91 92
Email: info@profiland.vn
Website: www.profiland.vn
Tham khảo bài viết:
Comments